SCG hợp tác Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2023

Sáng ngày 16/11, Tập đoàn hàng đầu khu vực SCG và Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan (Thailand Supply Chain Network) đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn (National Action Plan on Circular Economy – NAPCE)”, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình hướng đến tương lai bền vững.

Sự đồng hành của SCG tại diễn đàn lần này thể hiện cam kết vững chắc của tập đoàn với chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam và khu vực, tập trung vào việc thực hiện kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) áp dụng chiến lược ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị minh bạch) và chú trọng việc hợp tác trong mọi hoạt động.

Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2023 do Bộ TN&MT chủ trì với sự tham gia của các Lãnh đạo Chính phủ, các Doanh nghiệp lớn, Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các bên liên quan cùng chia sẻ về Kinh tế tuần hoàn.

Thế giới đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức về các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế, dẫn đến nhu cầu cấp thiết của việc tìm kiếm các giải pháp hợp tác liên ngành và đa lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Đối mặt với những thách thức này, chính phủ Việt Nam đã xác định Kinh tế tuần hoàn là giải pháp quan trọng trong chương trình Nghị sự Quốc gia, cùng với việc xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE) từ năm 2022.

Tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ TN&MT chủ trì, lần đầu tiên, NAPCE – với sự đóng góp từ nhiều ngành/ lĩnh vực trong nước, sẽ được đệ trình lên các Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng đại diện của các bên đối tác phát triển, Đại sứ, Đại diện các doanh nghiệp lớn, Tổ chức phi chính phủ (NGO), trường Đại học, Viện nghiên cứu, và các chuyên gia đầu ngành về Kinh tế tuần hoàn. Diễn đàn nhằm mục đích xây dựng các thảo luận tích cực, hoạch định chiến lược và hành động cụ thể để thực hiện Kinh tế tuần hoàn, góp phần đạt mục tiêu Đóng góp Quốc gia Tự quyết định (Nationally Determined Contribution – NCD) của Việt Nam. Diễn đàn cũng sẽ làm rõ các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường carbon, huy động nguồn tài chính kiểu mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, cũng như khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải.

Tại sự kiện, SCG đã hợp tác với các bên hữu quan cùng nhau chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về ESG, cũng như mối liên hệ giữa ESG và việc thúc đẩy NAPCE tại Việt Nam. Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố ESG trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn. Bằng cách áp dụng nghiêm ngặt chiến lược ESG, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao phúc lợi xã hội, đồng thời tăng cường quản trị doanh nghiệp. Tất cả đều là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

“Thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn, tôi tin rằng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh của mình, tuân thủ định hướng mới và cùng nhau hành động hướng đến một mục tiêu chung. Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa sự hiệu quả và tiến độ thực hiện CE, sự hợp tác liên ngành là vô cùng cần thiết. Chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác địa phương nhằm áp dụng các nguyên tắc ESG, từ đó tăng cường thực hành kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển lớn mạnh và bền vững hơn cùng nhau, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước ở khu vực Đông Nam Á với các nền kinh tế khác trên thế giới.” Ông Roongrote Rangsiyopash phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn.

Tại Việt Nam, SCG tích cực hợp tác với Chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn từ cấp quốc gia đến cấp địa phương. Năm 2022, SCG hợp tác cùng Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan và Bộ TN&MT đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn 2022 “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”. Trước đó, tập đoàn cũng đã tham gia trong Hợp tác công-tư (PPC) hướng đến Kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa cùng Bộ TN&MT, và các doanh nghiệp khác hàng đầu Việt Nam từ năm 2020. Ngoài ra, để tìm kiếm giải pháp lâu dài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý chất thải, SCG Chemicals (ngành kinh doanh Hóa dầu của SCG) và Bộ TN&MT, Ủy ban Nhân dân Thành phố Vũng Tàu, Liên minh Chấm dứt Rác thải Nhựa (Alliance to End Plastic Waste), Quỹ Sáng kiến Phát triển Đô thị Châu Á (CDIA), và tổ chức Innovation Norway đã cùng hợp tác phát triển Dự án quản lý chất thải rắn ở Vũng Tàu.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố ESG trong việc thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, SCG thúc đẩy hợp tác hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trên phạm vi quốc tế. Có thể kể đến thỏa thuận liên doanh với Braskem – nhà sản xuất polyme sinh học hàng đầu thế giới ở Brazil để sản xuất ethylene sinh học (Green-Ethylene) từ ethanol từ nông nghiệp; và sáp nhập Peute – công ty kinh doanh và tái chế vật liệu bao bì độc lập lớn nhất Hà Lan.

Hiện nay, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm Xi măng – Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials – CBM), Hóa dầu (SCGC – SCG Chemicals), và Bao bì (SCGP – SCG Packaging), SCG chủ động thực hiện cam kết của mình thông qua chiến lược ESG 4Plus với lộ trình bao gồm: “Hướng đến phát thải ròng bằng không (Set Net-Zero) – Phát triển Xanh (Go Green) – Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) – Thúc đẩy hợp tác (Embrace Collaboration)”. Để thực hiện chiến lược này, SCG nỗ lực hợp tác với các bên hữu quan và đối tác, với đa dạng nhà cung cấp nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên và tạo ra chất thải. Hướng tiếp cận này không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn khuyến khích sử dụng các nguồn vật liệu và năng lượng bền vững, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và quảng bá các sản phẩm thân thiện, giảm tác động đến môi trường. Đây cũng là những định hướng được nhấn mạnh trong Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE):

Ngành kinh doanh Xi măng – Vật liệu xây dựng của SCG (CBM) đã áp dụng ESG thông qua Giải pháp Xi măng xanh và Xây dựng xanh (Cement & Green Solution Business – CSG), tập trung vào Tuần hoàn Xanh, Giải pháp Xanh, Xi măng Xanh và Bê tông Xanh. Ví dụ điển hình là Tập đoàn PRIME với chiến lược giảm lượng khí thải carbon bằng mô hình 4R: Giảm thiểu (Reduce) – Tái sử dụng (Reuse) – Tái chế (Recycle) – Sửa chữa/ Thay thế/ Đánh giá (Repair/ Replace/ Review), với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải CO2 đến 700.000 tấn. Tại Việt Nam, SCG CBM còn triển khai hệ thống thu hồi khí thải và thay thế clinker trong sản xuất xi măng bằng tro bay (fly ash) hay các vật liệu tái chế từ các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, các sản phẩm xanh được gắn nhãn SCG Green Choice hướng đến tiêu chuẩn thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng. Đơn cử như sử dụng 50 tấn SCG Super xi măng có thể giúp giảm 500 kg khí thải CO2, tương đương với lượng khí thải mà 22 cây trưởng thành có thể hấp thụ trong vòng một năm.

Ngành Hóa dầu SCGC – SCG Chemicals đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp giải pháp polymer thân thiện môi trường hàng đầu tại Đông Nam Á, tập trung vào 05 chiến lược chính: 1. Doanh nghiệp hóa dầu hàng đầu tại ASEAN, 2. Doanh nghiệp sản xuất chuỗi Vinyl tích hợp hoàn toàn, 3. Doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu về Bền vững, 4. Thế mạnh về chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao (HVA), và 5. Doanh nghiệp hàng đầu hướng đến vận hành xuất sắc, SCGC luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (HVA) và các giải pháp dịch vụ toàn diện phục vụ đa dạng toàn bộ nhu cầu ở mọi nơi. Có thể lấy sáng kiến Polymer thân thiện với môi trường làm ví dụ điển hình, khi quá trình sản xuất tập trung vào 4 giải pháp bao gồm Giảm thiểu (Reduce), Tái chế (Recycle), Có thể tái chế (Recyclable) và Tái tạo (Renewable) với mục tiêu đạt được doanh số 1 triệu tấn sản phẩm Polymer thân thiện môi trường vào năm 2030. Hiện nay, SCGC Green Polymer có thể giảm phát thải khí nhà kính khoảng 60.000 tấn CO2. Một công ty thành viên điển hình của SCGC, Công ty TNHH Hoá Dầu Long Sơn (LSP) – tổ hợp hóa dầu đầu tiên của Việt Nam cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến, chú trọng các biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Hiện nay, LSP đóng góp hơn 75 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội.

Triển lãm Xanh độc đáo với nhiều ấn phẩm từ giấy tái chế và nhựa tái chế của ngành Hoá dầu (SCGC) và Bao bì (SCGP)

Ngành bao bì SCGP – SCG Packaging cam kết quản lý kinh doanh bền vững theo chiến lược ESG: Môi trường, Xã hội và Quản trị minh bạch. SCGP chú trọng vào Năng lượng & Bao bì bền vững, tích cực thúc đẩy tận dụng năng lượng mặt trời và tăng cường sử dụng năng lượng sinh khối. Sản phẩm Bao bì của SCGP có khối lượng nhẹ, có khả năng tái chế và phân hủy, phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Trong năm 2023, có 09 công ty thành viên của SCGP như Công Ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC), Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân (DUYTAN), Công ty Cổ phần Bao bì Tín Thành (BATICO), Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà (SOVI), Công Ty TNHH Sản Xuất Bao Bì Alcamax (Việt Nam), Công Ty TNHH Bao Bì AP (Hà Nội), Công ty Công nghiệp Tân Á (NAI), và Công Ty TNHH Sản Phẩm Giấy Go-Pak Việt Nam, mở rộng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đồng thời sử dụng năng lượng sinh khối giúp giảm phát thải khí nhà kính tương đương 108.000 tấn CO2/năm. Đồng lòng với cam kết của SCG, các công ty thành viên cùng thực hiện chiến lược ESG, đóng góp hướng đến môi trường bền vững, gắn kết xã hội và quản trị minh bạch.

SCG thể hiện cam kết Thực hành Kinh tế Tuần hoàn trong các Đơn vị Kinh doanh của mình thông qua khu vực trưng bày được làm bằng vật liệu tái chế tại sự kiện

Bên cạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn, SCG còn đem đến các giải pháp Triển lãm Xanh tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023. Triển lãm trưng bày đa dạng các sáng kiến bền vững làm từ các vật liệu tuần hoàn, bao gồm các vật phẩm trưng bày bằng giấy tái chế như standee, bảng thông tin Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn, phông nền chụp ảnh chính, và đặc biệt là lần đầu tiên những tấm pallet bằng nhựa tái chế được sản xuất bởi Công ty CP Nhựa Duy Tân (thành viên của SCGP) được ứng dụng làm phông nền chụp ảnh, khu vực triển lãm chính của sự kiện và các chậu cây cây xanh cũng được làm từ nhựa tái chế của SCGC. Sau sự kiện, những vật liệu này sẽ được đưa trở lại nhà máy của SCG để sử dụng và tiếp tục thực hiện chu trình kinh tế tuần hoàn thích hợp.

SCG tin rằng NAPCE sẽ là một bước tiến quan trọng đưa Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net Zero), và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào tiến trình này. Thông qua việc thúc đẩy hợp tác đa phương, SCG sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nhằm hiện thực hoá nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, hướng đến một tương lai bền vững ngay từ hôm nay.

Thông tin về Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn (NAPCEC)

Tiếp nối thành công của Hội nghị khởi động NAPCE năm 2022, Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam hứa hẹn sẽ là sự kiện then chốt trên hành trình phát triển bền vững của đất nước. Dưới sự chủ trì của Bộ TN&MT, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau thảo luận về Dự thảo và lộ trình thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE). Diễn đàn là cơ hội để trao đổi sáng kiến và cân nhắc các cách tiếp cận và cơ chế tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy thực hành CE trên nhiều lĩnh vực, từ cấp trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. CE trong các mô hình thực tiễn, được triển khai thông qua cách tiếp cận Môi trường – Xã hội – Quản trị minh bạch (ESG), sẽ nhấn mạnh như những ví dụ cụ thể cho thấy tính hiệu quả trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Diễn đàn cũng sẽ làm rõ các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường carbon, huy động nguồn tài chính đổi mới cho các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, cũng như thu hút sự tham gia của khối tư nhân đối với các hoạt động quản lý chất thải. Đây được xác định là những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy thực hành CE trong thời gian tới.

BT