SCG phục hồi kinh doanh, năng lượng sạch & dự án hóa dầu tại Việt Nam là động lực cho phát triển

Ngày 10/5/2023, SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh trong Quý 1/2023, cho thấy sự phục hồi của tất cả các đơn vị kinh doanh, với doanh thu bán hàng và lợi nhuận tăng nhờ vào sự hồi sinh của ngành du lịch và thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại.

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng – Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCGC), và Bao bì (SCGP). SCG hiện có hơn 200 công ty thành viên và khoảng 57.000 nhân viên. SCG sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành xi măng – vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG (bên trái) và Ông Thamasak Sethaudom, Phó giám đốc điều hành SCG (bên phải).

Nhằm thúc đẩy sự phát triển dài hạn, SCG hiện tăng cường tập trung vào SCG Cleanergy, doanh nghiệp cung cấp giải pháp năng lượng sạch toàn diện với tiềm năng tăng trưởng liên tục nhằm đáp ứng các xu hướng toàn cầu về bảo vệ môi trường. Tập đoàn cũng đã thành công trong cắt giảm chi phí sản xuất nhờ vào việc tăng cường sử dụng nhiên liệu thay thế và năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, dự án Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam – LSP, đã đi vào vận hành thử nghiệm, sản xuất hạt nhựa cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Trong Quý 1 năm 2023, doanh thu từ hoạt động của SCG tại khu vực ASEAN (trừ Thái Lan) giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt 15,4 nghìn tỷ đồng (653 triệu đô la Mỹ), và chiếm 17% tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng của SCG. Bao gồm doanh số từ các cơ sở sản xuất ở mỗi thị trường ASEAN và nhập khẩu từ Thái Lan.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của SCG đạt 636,2 nghìn tỷ đồng (27,1 tỷ đô la Mỹ), trong khi tổng tài sản của SCG tại ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) là 283,6 nghìn tỷ đồng (12,1 tỷ đô la Mỹ), chiếm 45% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Đội ngũ lãnh đạo SCG.

Công ty công bố doanh thu bán hàng trong quý 1 năm 2023 đạt 7 nghìn tỷ đồng (tương đương 296 triệu đô la Mỹ), giảm 26% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ngành Hoá dầu và giảm xuất khẩu từ Thái Lan.

Tại Việt Nam, ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của tập đoàn vì sự phát triển bền vững của đất nước, SCG được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FIEs) xuất sắc nhất tại Việt Nam và được tôn vinh là “Doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023. Sự kiện được tổ chức bởi Bộ Ngoại giao, Báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Sự công nhận này là minh chứng cho cam kết kiên định trong việc thực hành ESG và đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam hướng đến phát triển xanh.

SCG Cleanergy, nhà cung cấp giải pháp điện năng sạch toàn diện.

Để thực hiện cam kết đạt được mục tiêu ESG 4 Plus, SCG tạo cơ hội các bạn học sinh, sinh viên nhận học bổng SCG Sharing the Dream trải nghiệm quy trình sản xuất bền vững như: lộ trình giảm lượng khí thải CO2 và sử dụng năng lượng sạch như hệ thống mái năng lượng mặt trời tại Công ty Giấy Kraft Vina và Công ty Cổ phần Prime – Vĩnh Phúc. Chương trình nhằm mục tiêu phát triển tư duy bền vững cho thế hệ trẻ, từ đó giúp họ trở thành những công dân có trách nhiệm và ưu tiên sự bền vững dài hạn.” Ông Roongrote kết luận.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG, cho biết: “Kết quả hoạt động kinh doanh Quý 1 năm 2023 của SCG cho thấy doanh thu đạt 89,5 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,8 tỷ đô la Mỹ), tăng 5% so với quý trước, và lợi nhuận đạt 11,5 nghìn tỷ đồng (487 triệu đô la Mỹ), bao gồm thu nhập một lần từ việc điều chỉnh giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào SCG Logistics, sau khi sáp nhập SCGJWD Logistics vào mảng kinh doanh Xi măng – Vật liệu xây dựng của SCG với tổng giá trị giao dịch lên tới 8,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 353 triệu đô la Mỹ). Lợi nhuận loại trừ các khoản mục bất thường lên tới 3,1 nghìn tỷ đồng (133 triệu đô la Mỹ). Đây là một bước tiến mới so với quý trước, ghi nhận mức tăng trưởng 2,4 nghìn tỷ đồng nhờ doanh số tăng ở tất cả các mảng kinh doanh; chênh lệch giá hóa dầu tăng; sự phục hồi của thị trường xây dựng và sự bùng nổ của ngành du lịch dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với xi măng, vật liệu xây dựng và bao bì tại Thái Lan; kết hợp với giá than và chi phí đầu vào giảm thông qua việc sử dụng nhiên liệu thay thế và năng lượng mặt trời nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh. Ngành Hoá dầu của SCG cũng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và có khả năng thích ứng hiệu quả với các điều kiện của thị trường. Theo đó, nhà máy Rayong Olefins (ROC) đã tăng tốc khôi phục sản xuất kể từ đầu tháng 2 năm 2023 do nhu cầu trong khu vực tăng khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, cho thấy xu hướng tiến triển tích cực. Gần đây, Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam tại Việt Nam (LSP) đã bắt đầu vận hành thử nghiệm sản xuất hạt nhựa cho thị trường Việt Nam. SCG Cleanergy tiếp tục mở rộng cung cấp các dịch vụ giải pháp năng lượng sạch toàn diện phục vụ các khu vực công, doanh nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, thương hiệu SCG Decor đã công bố kế hoạch sáp nhật với thương hiệu COTTO nhằm mở rộng và củng cố vị thế là công ty hàng đầu ASEAN trong lĩnh vực gạch lát trang trí và thiết bị phòng tắm, tập trung vào sự đổi mới, thiết kế và sự thân thiện với môi trường.

Bao bì nhẹ làm từ hạt nhựa tái chế sau sử dụng (PCR) chất lượng cao – một sản phẩm của Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam (LSP).

Đối với thị trường ASEAN, sự phục hồi dường như cần thêm thời gian. Lãi suất và tỷ lệ lạm phát cao tiếp tục ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản tại một số quốc gia. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh, đặc biệt tại Hoa Kỳ và Châu Âu với nguy cơ suy giảm kinh tế do khủng hoảng lạm phát, lãi suất cao và biến động giá năng lượng.

Ông Thammasak Sethaudom, Phó chủ tịch Tập đoàn SCG, cho biết: Cùng với xu hướng toàn cầu hướng tới bảo tồn môi trường và giá điện cao, SCG Cleanergy, nhà cung cấp giải pháp điện năng sạch toàn diện cho các khu vực công, doanh nghiệp và công nghiệp, đã liên tục phát triển và được đón nhận tích cực. Công nghệ Smart Grid cho phép giao dịch điện năng sạch trở nên thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời giúp khách hàng có thể mua bán điện năng sạch trong tương lai. Gần đây, chúng tôi đã được lựa chọn để sản xuất và cung cấp năng lượng mặt trời cho chính phủ trong 10 dự án, với tổng công suất 367 megawatt, tương đương với mức tiêu thụ điện trung bình của 180.000 hộ gia đình. Đồng thời, SCG cũng đầu tư vào Rondo Energy, công ty khởi nghiệp năng lượng sạch mới nổi, hiện đang phát triển pin lưu trữ năng lượng mặt trời có nhiệt độ cao nhất thế giới để cung cấp nhiệt năng cho các nhà máy như một giải pháp thay thế lò hơi, giúp giảm quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải CO2. Công nghệ này gần đây đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại công ty Calgren Renewable Fuels ở Hoa Kỳ.

Phòng thí nghiệm Ứng dụng Công nghệ Polymer của Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam (LSP).

Nắp chai thân thiện với môi trường cho đồ uống có ga từ SCGC.

Ông Tanawong Areeratchakul, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty TNHH SCG Chemicals, hay còn gọi là SCGC, cho biết: “Tổng khối lượng bán hàng của SCGC đã cải thiện nhờ vào khả năng thích ứng nhanh chóng và hiệu quả với các điều kiện của thị trường. Hơn thế nữa, nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu tăng sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Vì vậy, nhà máy Rayong Olefins (ROC) đã tăng cường tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mới đây, dự án Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam tại Việt Nam (LSP) đã đi vào vận hành thử nghiệm sản xuất hạt nhựa polyolefin (PP, HDPE, LLDPE) cung cấp hạt nhựa cho thị trường Việt Nam, nơi mà chúng tôi đã có sẵn cơ sở khách hàng và sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào giữa năm nay. LSP có lợi thế trong quản lý chi phí, nhờ vào khả năng linh hoạt về nguyên liệu đầu vào cho phép công ty điều chỉnh theo tình hình thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp đang trên đà phát triển với thương hiệu thân thiện với môi trường SCGC GREEN POLYMER, một sáng kiến thân thiện môi trường, sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, nối tiếp doanh số bán hàng 140.000 tấn của năm ngoái. SCGC đã hợp tác với các đối tác kinh doanh toàn cầu như Colgate-Palmolive (Thái Lan) để phát triển Bao bì nhẹ làm từ hạt nhựa tái chế sau sử dụng (PCR) chất lượng cao cho các sản phẩm bột Care và Protex sử dụng công nghệ SMX™, với sản phẩm bao bì bền hơn 20% so với nhựa thông thường nhưng giảm tới 8% trọng lượng của bao bì, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, chúng tôi đã làm việc với SACMI để thiết kế nắp chai thân thiện với môi trường cho đồ uống có ga với nắp có dây buộc, giúp giảm thiểu rác thải vào môi trường và tái chế hiệu quả hơn.”

BT