Từ Đức bay về Việt Nam để… “hầu đồng”

Hàng năm dù bận như thế nào thì đầu năm và cuối năm, chị Trần Lan Hương vẫn cố gắng sắp xếp thời gian từ Đức về Việt Nam đi lễ chùa, đặc biệt là tham gia hầu đồng. Với chị được hầu đồng là niềm vui lớn nhất với hy vọng cầu bình an cho đại gia đình và bách gia trăm họ.

Chị Trần Lan Hương về Việt Nam để chuẩn bị chu đáo cho buổi hầu đồng của mình
Chị Trần Lan Hương về Việt Nam để chuẩn bị chu đáo cho buổi hầu đồng của mình. 

Tôi sững sờ rồi đến say sưa khi thấy chị chỉ vài giờ trước đó dịu dàng, ít nói lại hóa thân vào những vị thần, thánh một cách nhanh chóng, khi oai nghiêm lẫm liệt có tính cách của các quan, lúc tài hoa, phong tình có tính cách của các ông hoàng, lúc yểu điệu, tinh nghịch, đanh đá có tính cách của các cô bé trên vùng thượng,… Cứ thế đủ 36 giá (36 quan/thánh) trong 36 bộ lễ phục khác nhau, mỗi thánh một nét, không ai giống ai.

Hầu từ lúc 21 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau, liên tục không ngơi nghỉ. Tôi tự ngẫm liệu người hầu đồng không hiểu có được ân trên “độ” thật hay chăng mà lại có thể làm điều kì diệu này. Đặc biệt hơn, người hát chầu văn cũng vậy, có thể hát và đàn xuyên suốt cả buổi tối và đến sáng hôm sau theo từng giá hầu giọng hát vẫn lảnh lót, lôi cuốn đến thế.

Chưa dám nói đến việc đến cầu xin lộc, xin bình an, tôi thoáng nghĩ mình quá may mắn được đến đây để được “tận mục sở thị” một nét văn hóa điển hình của Việt Nam, cũng đã bỏ công lặn lội từ Nam ra Bắc, rồi lên tận Yên Bái để xem hầu đồng.

Ảnh minh họa
Xem hầu đồng. 
Ảnh minh họa
Mỗi địa phương, mỗi bản hội, thậm chí mỗi cá nhân lại có thể theo đuổi một kiểu niềm tin riêng, tạo ra những khác biệt lớn trong sinh hoạt tín ngưỡng. 

Chị La Hằng, một người đi xem hầu đồng chia sẻ: “Xưa nay, đi lễ chùa không chỉ là nét đẹp đơn thuần mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp khi chúng ta coi đó là niềm tin theo chiều hướng tích cực không mang tính mê tín dị đoan, dựa vào đó để giáo dục thế hệ trẻ những truyền thống tốt đẹp, mang lại niềm tin về cái thiện, hướng con người theo tâm thiện, tu tâm và học hỏi điều hay, tôn trọng lịch sử, tôn trọng những gì mà bao đời ông cha ta đã để lại, lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội. Đây là nhu cầu tâm linh, hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt”.

Ảnh minh họa
Trong đạo Mẫu là những tích ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, người có công với đất nước và khuyến dạy lòng nhân từ bác ái, đấy là mặt tích cực, là cơ sở của đại đoàn kết. 
Ảnh minh họa
Khi hầu đồng là nhập bóng của thần linh thì người ta muốn vị thần thánh ấy giáng vào người ta, hoặc ngay lúc đấy có cảm xúc nào đấy để vị thần thánh ban bố, dạy bảo, hộ trì cho người ta, rồi người ta lại thay mặt thánh thần để mang lại niềm tin cho những người tham dự khoá hầu đồng đấy. 

Tại Đông Nam Á, hầu đồng là một dạng thức sa man giáo xưa nay của nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên thế giới. Hầu đồng hội tụ rất nhiều yếu tố, ý nghĩa. Từ giá trị đầu tiên là tri ân những người có công với đất nước, làng xã, nhân dân bản địa. Và đương nhiên khi tiến hành hầu đồng thì cảm xúc mà trong đấy lòng biết ơn và lòng cầu mong giá trị vị thần, thánh từ trong truyền thuyết, lịch sử, có công bảo vệ nhân dân, đấy là giá trị đầu tiên. Giá trị tiếp đến là ước vọng nguyện cầu được che chở, bảo vệ và mong cuộc sống bình an hạnh phúc, và giá trị thứ ba là để gắn với cảm xúc cầu mong, mong muốn đấy. Ngoài giá trị chung người ta còn muốn giải toả lo toan phiền não trong cuộc sống hiện tại, người ta muốn đẩy mình vào một cảm xúc mới, không gian linh thiêng, tôn nghiêm, và người ta định hướng cuộc sống của người ta được các vị thánh thần che chở bảo vệ trực tiếp và muốn được gặp, nghe trực tiếp, muốn được hộ trì trực tiếp. Khi hầu đồng là nhập bóng của thần linh thì người ta muốn vị thần thánh ấy giáng vào người ta, hoặc ngay lúc đấy có cảm xúc nào đấy để vị thần thánh ban bố, dạy bảo, hộ trì cho người ta, rồi người ta lại thay mặt thánh thần để mang lại niềm tin cho những người tham dự khoá hầu đồng đấy.

Trong tam toà Thánh Mẫu, có ba Thánh nữ. Một vị thần cai quản dưới nước, một vị thần cai quản rừng, một vị thần cai quản trần gian. Một vị thánh coi về sông nước, tam sơn, tứ hải. Miền Bắc có nhiều hồ, trong Nam thì nhiều sông. Đức Đại vương nhà Trần là một cung riêng không ai dám đụng chạm cả. Hầu Đức Đại vương trước, hầu hết vế nhà Trần mới sang vế tứ phủ. Những giá đồng, toàn những vị Thánh có công với dân tộc, như cô Bé dạy dân kéo gỗ rồi làm nhà, trồng trọt, cô Chín thì trị bệnh cứu người, cô Bơ chèo đò để cứu dân độ thế, các quan bảo vệ đất nước, quan Đệ Ngũ Tuần Tranh thì ngài xử nghiêm không tha kẻ gian, không oan người ngay chả kém gì Bao Công. Ngài bị vu oan là thông đồng với giặc nên ngài cởi thắt lưng ra bảo: “Thà thác oan còn hơn sống nhục”, ngài tuẫn tiết để tỏ lòng trung với nước. Về sau ngài được minh oan..

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Năm 2016, UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể, là vốn quý của tiền nhân trao lại cho hậu thế.

Năm 2016, UNESCO công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể, là vốn quý của tiền nhân trao lại cho hậu thế.  Ảnh: Nhiếp ảnh gia Quang Hưng 

Đã bao đời nay, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, khi những giọt mưa xuân lắc rắc bay là thời gian các thanh đồng đắm mình vào chốn tâm linh đượm mùi nhang khói, lòng người phơi phới mỗi khi nghe cung đàn, tiếng hát văn khi rộn ràng, lúc nỉ non, khoan thai dìu dặt trong đền, trong điện, trong phủ, trong chùa để phiêu diêu, tri ân cùng các Thánh, cầu mong Thánh ban tài phát lộc, để bình an yên vui đến với mình. Hầu đồng nhiều năm trở lại đây xuất hiện trong đời sống tâm linh của một bộ phận không nhỏ người Việt như một món ăn tinh thần không thể thiếu.

Một năm 2 lần, chị Trần Lan Hương lại về Việt Nam để chuẩn bị chu đáo cho buổi hầu đồng của mình. Chị sinh 1972 tại Thanh Oai,TP. Hà Nội, hiện nay đang sinh sống và làm việc tại CHLB Đức.

Chị Yến, một người đến xem hầu đồng cho biết, chị được mời đến dự và cảm thấy rất vui vì người mời chị là chị Hương, một người được tất cả bạn bè luôn yêu quý, bởi tính cách nhẹ nhàng, chu đáo cẩn thận, trọng tình, trọng nghĩa, yêu cái đẹp, mong muốn bảo tồn những di sản văn hoá, tín ngưỡng, những nét đẹp vốn có của con người Việt Nam. Chị Hương có chuỗi cửa hàng chay Châu Á tại CHLB Đức. Là người nhất tâm với Phật, Thánh nên hàng năm dù bận như thế nào thì đầu năm và cuối năm vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về Việt Nam đi lễ chùa, đặc biệt là Hầu đồng, với chị được đi Hầu đồng là niềm vui lớn nhất với hy vọng cầu bình an cho đại gia đình và bách gia trăm họ.

Theo Doanh nghiệp hội nhập/Mị Dung- La Hằng